Lộ trình thăng tiến – Phù hợp cho ae muốn build team/công ty hơn 20 nhân sự


Thời gian qua, phong trào thông chốt nổ ra mình đọc được các bài chia sẻ kinh nghiệm cũng gặt hái được nhiều key quan trọng để định hướng giai đoạn tiếp theo.

Mình rất biết ơn về điều này. Nên xin phép chia sẻ một ít kinh nghiệm gần đây mình đang làm.

Công ty bên mình năm nay bước qua năm thứ 4, hiện cũng hơn 20 nhân sự, bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề khâu quản trị. Nên mình có nhờ một người anh mentor mình 6 tháng để giúp mình làm tốt hơn. ( anh có kinh nghiệm điều hơn doanh nghiệp >150 Nhân sự)

Một trong những modul mình rất tâm đắc đó là : Lộ trình thăng tiến.

Khái niệm lộ trình thăng tiến trước đó mình có nghe loáng thoáng nhưng khi ứng dụng vào tổ chức không ngờ nó có nhiều lợi ích như vậy . Một số lợi ích mình cảm nhận hiện tại:

1.Tăng sự nỗ lực phấn đấu nhân sự: Lộ trình thăng tiến giúp nhân sự hiểu rõ các bước phát triển trong sự nghiệp, từ đó tạo động lực phấn đấu và định hình mục tiêu dài hạn.

2.Tăng cường sự gắn bó của nhân sự: Khi nhân sự thấy rõ cơ hội thăng tiến và phát triển, họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, giảm tỷ lệ nghỉ việc

3.Tốc độ học tập tăng nhiều lần: Trước đâu mình thấy phần học tập chỉ trong một nhóm nhỏ, giờ khi có lộ trình cho từng vị trí thì gần như tinh thần học tập gấp 2 đến 3 lần.

Các bước triển khai mình đang làm:

Xác định Khung lương các cấp bậc và vai trò, : Phân chia các vị trí và cấp bậc trong doanh nghiệp theo lộ trình thăng tiến, đảm bảo rõ ràng về vai trò và trách nhiệm cho từng vị trí.
Mình đang làm
PC1: Cấp độ Intern – Khung lương …
PC2: Cấp độ Executive – Khung lương ….

PC3: Cấp độ Senior, Leader – Khung lương ….

PC4: Cấp độ Manager – Khung lương ….
PC5: Cấp trưởng phòng, giám đốc – Khung lương …

Mỗi cấp độ sẽ có 1-4 sao ( Cái này mình học cách phân cấp bậc trong quân đội : thiếu, trung, thượng, đại)

Xây dựng tiêu chí thăng tiến: Đặt ra các tiêu chí cụ thể như kỹ năng, kinh nghiệm, và hiệu suất công việc mà nhân sự cần đạt được để thăng tiến lên cấp bậc cao hơn.

Hỗ trợ nhân sự phát triển năng lực: Tạo kế hoạch đào tạo và phát triển kỹ năng để hỗ trợ nhân sự hoàn thiện các tiêu chí thăng tiến, bao gồm các khóa học, dự án, và mentoring.

Giao tiếp và khuyến khích: Thông báo lộ trình thăng tiến rõ ràng đến toàn bộ nhân sự, đồng thời cung cấp hỗ trợ và khuyến khích họ nỗ lực đạt được các mục tiêu thăng tiến.

Cảm ơn ad và mọi người đã đọc bài ( nếu được duyệt).

P/s: Nếu ae nào muốn tìm hiểu chủ đề này mình rất sẵn lòng hỗ trợ trong sự hiểu biết của mình.

Viết một bình luận