Bài 3: Các cách tìm sản phẩm dựa trên mindset đi từ nhu cầu

Phần 1: Tìm Sản Phẩm

Bài 3: Các cách tìm sản phẩm dựa trên mindset đi từ nhu cầu

Hướng thứ nhất: Đi từ thị trường
  • Cách thông dụng nhất là spy, hiện tại các tool spy đã rất phát triển và tracking gần như toàn bộ ads đang được phân phối trên Facebook. Từ một winning product đã được các team khác vít trong quá khứ, chỉ cần hiện tại trên Google vẫn đang có keywords tức là có nhu cầu, chúng ta có thể sử dụng để xây dựng One Product Store để test sản phẩm được. Tất nhiên là phải spy vòng quanh 1 lượt nữa xem có brand nào đang chạy Google Search Ads hay không. Nên nhớ rằng phương pháp này chỉ thực sự đem lại hiệu quả cao nhất khi chúng ta tìm ra đại dương xanh, và chủ động ăn một miếng bánh vừa miếng với mức đầu tư của bản thân.
  • Spy từ chính Facebook cá nhân, Youtube, Pinterest… Trong quá trình lướt social media hàng ngày, kiểu gì chúng ta cũng bắt gặp các con Ads mà các đội đang chạy Global. Và thường các sản phẩm đã target tới cả Việt Nam thì phần nhiều là winning product rồi. Việc cần làm là chỉ cần spy một vòng trên Google nữa xem có đối thủ hay không, nếu không có thì vào việc luôn thôi :))
  • Các platform dành cho dropshipping như Aliexpress, Alibaba, Banggood, 1688, Taobao… Top Sellers của những platform này đa phần là thật, chỉ cần đào sâu 1 chút là có thể kiếm được đầy đủ thông tin để đánh giá xem sản phẩm A có thể làm One Product Store được hay không.
  • Top Sellers của các category trên Amazon, Etsy và các marketplace hàng đầu khác. Top Seller trên đây chắc chắn toàn hàng khủng, và tất nhiên là chịu khó đào vẫn sẽ có các sản phẩm chưa được chạy Google Search Ads. Ngoài ra 1 sản phẩm FBA, hay Walmart, hay Local US Brand Etsy thì chúng ta hoàn toàn có thể deal họ làm supplier cho mình nếu offer cho họ đủ hấp dẫn, và khi deal được thì lợi ích rất lớn như: media content, fastest shipping…
  • Các trang review bên thứ 3 như: Trustpilot, Jugme, Reviews.io… Lần mò theo các brand trong category của họ, chúng ta có thể tìm được một số sản phẩm ngon lành cành đào luôn, và đính kèm review content hoặc UGC để sử dụng ngay và luôn 😃
  • … còn rất nhiều các khác để tìm hiểu thị trường, anh em góp ý để mình bổ sung thêm vào chuỗi bài nhé ^^
Hướng thứ hai: Đi từ bản thân

Anh em đọc case study của các tiền bối chia sẻ từ trước tới giờ về phần chọn niche, chọn hướng đi gặp rất nhiều lời khuyên tương tự như này rồi:

Hãy đi từ sở thích, đam mê cá nhân của mình

Hôm nay mình lại nhắc lại một lần nữa, không phải có gì mới mẻ so với các bài chia sẻ trước đây, nhưng là một lần nữa để nhấn mạnh tính quan trọng của việc kinh doanh dựa trên sở thích và đam mê của mình. Một khi bạn đã rất thích thú với một lĩnh vực, sản phẩm, mô hình nào đó; thì bạn có nguồn động lực vô tận để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, lĩnh vực đấy. Một khía cạnh khác nữa là bạn sẽ đóng vai trò người tiêu dùng luôn để có những nhận xét và đánh giá gần đúng nhất về sản phẩm bạn muốn bán.

Khi khởi đầu kinh doanh từ sở thích cá nhân của bạn thì bạn sẽ tận dụng được một số tài nguyên sãn có, mà thường thì có giá trị rất lớn đối với sự thành bại của brand bạn xây dựng. Đó là:

  • Sự am hiểu về ngách, sản phẩm
  • Hiểu inside khách hàng vì bạn chính là một khách hàng rồi
  • Mối quan hệ trong ngách, có thể dẫn đến nguồn hàng, nguồn lực cần thiết để build store
  • Sự sáng tạo khi bạn am hiểu, khi đó bạn sẽ thấy được vấn đề nhức nhối – pain point của ngách, mà chưa có ai giải quyết. Với tiềm lực và khả năng MMO của bạn, bạn có thể giải quyết được vấn đề đó bằng sản phẩm, dịch vụ độc đáo giải quyết một nhu cầu của khách hàng.
  • Khả năng copy hoặc scale: khi bạn thấy 1 sản phẩm ngách đạp xe ngon, mà bạn đam chèo thuyền, bạn có thể copy mô hình sang ngách mà bạn am hiểu, nếu may mắn nó fit với nhau…
Yếu tố quan trọng nhất: Sáng tạo

Việc bạn copy mô hình, hay sản phẩm sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bạn không tìm được đại dương xanh, mà thường việc này rất khó. Có một việc dễ hơn, đó là bạn nâng cấp sản phẩm lên, ví dụ như thêm tính năng, cải thiện tính thẩm mỹ, tiện dụng… để khi copy bạn vừa kế thừa vừa phát triển tiếp tục sản phẩm và tự tạo ra đại dương xanh cho chính sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Khi bạn nhuần nhuyễn cách làm rồi, thì có rất nhiều hướng để bạn khai phá ra được đại dương xanh, ví dụ sơ sơ như:

  • Copy từ ngách này sang ngách khác như phần trước có ví dụ
  • Scale sản phẩm từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ như POD các brand mạnh họ làm trên áo 2D, 3D, cốc… rồi, thì mình chui vào 1 ngách sản phẩm nhỏ hơn như sổ tay, tất, đồ lót chẳng hạn… Anh em chịu khó để ý ads thì sẽ thấy gần đây có một số brand họ vẽ lại chân dung của khách hàng với phong cách Yellow – Gia đình Simson, đây là một idea tuyệt vời, nhưng hiện tại cũng tương đối bão hoà rồi. Không có một giới hạn nào để sáng tạo cả, giới hạn thực sự chỉ nằm trong đầu bạn mà thôi.
  • Copy mô hình, sản phẩm từ thị trường Việt Nam rồi đẩy đi Global. Thực sự thì có một số brand trong nước làm cực kỳ tốt về sản phẩm, landing page, creative ads… Và với lợi thế người bản địa Việt Nam, rất dễ để mình nghiên cứu sản phẩm, mô hình của họ. Sau đó tìm supplier hoặc trực tiếp đặt vấn đề muốn bán sản phẩm của họ ở thị trường Global.

#leminhthanh #oneproductstore

PS: Nếu anh em hiểu ý tấm hình mình post thì đã thuộc 80% bài rồi :))

Bài thứ 3 phần 1 tới đây cũng hòm hòm, mình sẽ cập nhật thêm khi nghĩ ra thêm nội dụng gì có giá trị ^^

Chúc anh em ăn Tết trọn vẹn và vui vẻ.

Viết một bình luận