Thay đổi cách thức tạo quảng cáo trên Facebook – Tracking sâu hơn với Google Analytics.

Hi ae, Google Analytics là 1 công cụ rất cần thiết khi làm marketing trên website, nhưng có rất nhiều anh em “hờ hững” với nó một thời gian dài, chỉ tập trung vào Facebook, đến khi Facebook không đo được gì nữa mới thấy anh em hỏi han nên mình lại mạnh dạn chia sẻ lại về Google Analytics ( trong group có nhiều bài về GA của mình rồi).

Lần này mình sẽ viết tách ra làm 3 bài, có hashtag để anh em tiện theo dõi.

Bài 1: Thay đổi cách thức tạo quảng cáo trên Facebook – Tracking sâu hơn với Google Analytics. #Googleanalytics1

Bài 2: Tạo Goals và xem chỉ số. #Googleanalytics2

Bài 3: Bóc tách dữ liệu sâu hơn với GA. #Googleanalytics3

Vào luôn Bài 1 nhé.

Có 1 phương pháp cổ truyền để lên ads của anh em POD VN đó là đăng ảnh kèm link lên page rồi lên quảng cáo cho bài đó.

Phương pháp này tồn tại từ hồi build page, đăng ảnh lên check tương tác, ngon thì mới chạy quảng cáo.

Thực tế các store nước ngoài, các anh em ads thủ ở VN lại không làm vậy khi chạy cho website.(ảnh 1)

Mình thường tạo quảng cáo trực tiếp trong Ads Manager.

Có nhiều loại mẫu quảng cáo hơn, giờ còn có cả quảng cáo tự động nữa, phù hợp anh em chạy nhiều sản phẩm cùng lúc. (ảnh 2)

Loại quảng cáo thường được dùng là Single Image, tạo ra post gần giống với cách anh em thường làm nhưng có những ưu – nhược điểm như sau:

Ưu:

  1. Tạo ra post dạng link, click vào ảnh, link, hay button đều dẫn thẳng khách đến website.
  2. Khi khách chia sẻ post sẽ giống như khách chia sẻ link, tăng độ phủ của domain.
  3. Link chèn trực tiếp nên không cần rút gọn link (dễ dàng gắn tracking tự động hơn.)

Nhược:

  1. Dup adset, ads sẽ tạo ra post mới, lượng tương tác cũ bị mất. Có thể khắc phục bằng cách chuyển sang “use exiting post” và chọn đúng post đã tạo lần đầu tiên để chạy.
  2. Khách chia sẻ sẽ không kèm theo fanpage, mất đi lượng tiếp cận tự nhiên tới fanpage.

Với cách chạy cũ, muốn gắn utm để tracking trên GA, anh em phải chèn từng utm vào link sản phẩm rồi copy toàn bộ chuỗi link đó để rút gọn rồi đăng lên page.

Với cách chạy mới, utm được tạo tự động như hình 3,4.

Vậy là khi Facebook có lỗi, hoặc chạy nhiều tài khoản Fb, anh em có thể theo dõi toàn bộ hiệu quả trên 1 tk Google Analytics là được.

Update:

Ngoại trừ bitly, các link rút gọn của shopify, shopbase, rebrandly… đều gắn utm tự động được theo cách này. Parameter sẽ được thêm vào link đích.

Viết một bình luận