Quy trình Google Shopping

Mở đầu: qua buổi Workshop của Google và trong quá trình giao lưu với 500 ae làm MMO mình nhận ra rằng mindset về Google Shopping của phần đông đều bị sai và bị tư duy lối mòn, kì vọng vào việc Google Shopping sẽ giống cách làm với Facebook Ads. Từ đó dẫn đến làm việc với Google Shopping không hiệu quả, lạm dụng crawl data để chơi Google Shopping kiếm tiền ngắn hạn, làm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Mong muốn của mình khi viết bài này là để những ai chưa hiểu rõ về Google Shopping có cái nhìn tổng quan hơn để có thể đi đúng hướng. Bài viết là quy trình cá nhân của mình chứ chưa hoàn thiện hoàn toàn, rất mong nhận được sự góp ý từ 8k+ ae CPH.

Bắt đầu nào, Ready! Set! Go!!!

A. Research Tổng Thể

Dùng các công cụ keyword tool để research tổng thể về thị trường và các niche ngách.

  • Google Trends: Tìm hiểu tổng quan về keyword và volume tìm kiếm của keyword chính, từ đó hình dung tương đối ra mỗi quan tâm của thị trường về niche/ ngách sản phẩm.
  • Google Keyword Planner: từ các keywords tìm ra các long tail keywords và các keyword liên quan. Các keywords tìm được này thường thì chính là cách khách hàng tìm kiếm sản phẩm. Tập keywords này sẽ sử dụng để tối ưu Feed về sau.
B. Chọn niche ngách

Từ kết quả của research tổng thể, và tuỳ sở thích cá nhân mà chọn ra niche mình muốn làm. Sở thích cá nhân rất quan trọng trong việc tìm niche ngách, vì những gì mình thích thì mình mới có hứng thú để đào sâu để hiểu niche, cũng như hiểu về những sản phẩm mà niche này thích và tư duy của khách hàng, khi đó mình đang đóng vai khách hàng luôn.

C. Quy trình làm việc với Google Shopping

1. Spy đối thủ chung niche

Dùng VPS Mỹ vào trình duyệt tìm kiếm các từ khoá đã khai thác được từ đầu ở phần research (Mình không dùng fake IP vì cảm giác nó không chính xác.). Từ đó sẽ spy ra các store đang chạy Google Shopping và Google Adwords chung niche với mình. Dựa trên kết quả spy đó, chọn ra 3-5 đối thủ làm tốt nhất trong niche của mình, dựa trên các tiêu chí:

  • Theme phù hợp, mood của store, màu sắc, phông chữ, phong cách giao diện trang, layout các sections.
  • Các trang Policies của họ.
  • Các phần content họ đã làm: Blog, News, About Us/ Our Stories…
  • Cách họ trình bày product page. Phần này rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua hàng của khách.
  • Checkout Page.

2. Setup Store

Từ các thông tin spy được đánh giá/ chấm điểm cho từng store. Sau đó thì đơn giản thôi, copy first, phần nào của thằng nào xịn nhất, đẹp nhất thì mình bắt chước nó. Làm được tới đây thì store của mình đã khá ổn trong niche này rồi.

3. Build Product Categories

Cũng từ bước spy các đối thủ chung niche trên, mình spy về cách người ta build category sản phẩm nữa. Thông thường những store của các bạn nước ngoài làm rất ổn và bài bản, nên cách họ chia category cũng đã tốt sẵn rồi. Chọn ra cách build mà mình thấy phù hợp để bắt chước đã, sau này sẽ buildup dần lên sau.

4. Chọn sản phẩm phù hợp

Chơi Google Shopping nên đi theo hướng branding, tức là sản phẩm gói gọn trong 1 niche dù bất kể sản phẩm là POD hay vật lý. Mình không đi sâu vào phần này vì đã có rất nhiều bài post/ case study về chủ đề này rồi.

5. Build và tối ưu Feed

Với kinh nghiệm của mình và kiến thức cập nhật thêm từ Google qua buổi Workshop Google Shopping Hà Nội do Dreamship phối hợp tổ chức, mình đã gần như tối ưu được quy trình tạo và tối ưu Feed của mình rồi. Vì chơi với Google khác chơi với Facebook nên mình không ngại chia sẻ, mong được mọi người ủng hộ và góp ý để mọi người cùng tối ưu thêm cho phương pháp này.

Tối ưu feed thực chất là quá trình xây dựng và cập nhật tập Longtail Keywords, trường thuộc tính (cũng là từ khoá) từ các nguồn research:

  • Google Trends
  • Google Keywords Planner
  • Các Keywords Tool có trả phí
  • Từ khoá được Suggest từ quá trình chạy Google Adwords

5.1. Build Products Title

Sử dụng cấu trúc cơ bản được Google chia sẻ, phần này sẽ tương đối giống Amazon:

Brand + Product + Attributes (Color, Size, Weight)

Xây dựng và tối ưu Product Title bằng cách thêm các phần đuôi dựa trên:

  • Longtail Keywords đã search được.
  • Dựa trên filter của category product trong trang Google Shopping để thêm vào phần đuôi. Ngoài ra cũng thêm Attributes Products Type vào Feed vì khi khách hàng filter thì sản phẩm của mình không bị loại trừ.

5.2. Build Products Description

Cấu trúc của phần Description bao gồm:

  • Thông tin đầy đủ về sản phẩm: các tính năng, chất liệu, thiết kế, màu sắc, thuộc tính…
  • Các bullet point về sản phẩm, phần này giống với Merch và Amazon Seller.
  • Các Longtail Keywords đã chuẩn bị từ trước. Phần này chỉ cần đẩy vào Feed chứ không bắt buộc đẩy vào Product Page vì sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Nói ngắn gọn thì nó là một dạng spam để training Google đọc dữ liệu.

6. Chạy Google Shopping Ads

Vì Google Shopping nặng về setup nên phần chạy Google Shopping Campaign mình dùng chiến thuật tương đối giống Google:

  • Giai đoạn đầu (2-4 tuần đầu tiên) chạy Campaign Max Clicks để đẩy nguồn traffic chất lượng cao về store. Chú ý quan trọng là phải cài Google Conversion Tracking để có data để chạy Smart Shopping Campaign.
  • Giai đoạn 2 (4-8 tuần tiếp theo) chạy song song Smart Shopping Campaign để tối ưu chuyển đổi, đây là giai đoạn bắt đầu khai thác.
  • Sau đấy tuỳ vào chiến thuật phát triển category sản phẩm, Campaign marketing mà có thể chạy thêm campaign Max Clicks hoặc chuyển dần tỉ trọng budget sang Smart Shopping Campaign. Theo cảm nhận chủ quan của mình thì không nên chuyển hoàn toàn sang Smart Shopping Campaign mà vẫn nên chạy song song để có thể mở rộng thêm tập Cold Audiences.

7. Các phần mở rộng

Chơi Google Shopping với mình là bài toán Branding, nên để làm được hiệu quả thì cách làm sẽ dần chuyển dịch sang Ecommerce và Marketing truyền thống. Tức là:

  • Đa dạng hoá nguồn traffic ngoài Facebook và Google Shopping: Google Adwords, Twitter, Pinteres, Instagram, Youtube…
  • Sử dụng Social Media với đúng chức năng của nó là giao tiếp với khách hàng, PR sản phẩm, collections mới chứ không thuần bán lẻ như phần đông MMO vẫn sử dụng Facebook Ads.
  • Phát triển sản phẩm, tích luỹ dần dần để có thể nắm bắt và phát triển được sản phẩm bằng cách nghiên cứu và phát triển thêm tính năng cho sản phẩm, đầu tư sản xuất nếu đủ lực, xây dựng kho bãi…

Lời kết: Trong quá trình viết bài mình có trao đổi với chị Bo Nguyen về Google Shopping và cộng đồng sellers Việt Nam thì cả 2 chị em đều nhận ra rằng có những tư duy còn sai trong cộng đồng sellers Việt Nam chúng ta. Rất nhiều người kì vọng sai vào MMO, chỉ mong rằng có một phương pháp ngắn hạn, chi phí thấp nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế nhanh. Mọi người vẫn trông mong vào việc không phải bỏ ra nhiều công sức mà có thể thu lại được nguồn lợi nhuận dễ dàng. MMO vẫn đang trong quá trình phát triển và chuyển mình tích cực, hi vọng mọi người sẽ dần tìm ra hướng đi cho riêng mình để phát triển được từ MMO thành business bền vững và cùng nhau vươn ra biển lớn.

Cảm ơn mọi người đã đọc hết đến đây. Những bạn nằm vùng đừng ngại mà cứ thoải mái hỏi mình qua post này, hoặc inbox trực tiếp. Những thắc mắc của mọi người mình sẽ cố gắng tìm hiểu và giải đáp trong phạm vi kiến thức của mình.

Viết một bình luận