Chào các bạn, chúc các bạn một tuần mới vui vẻ, đặc biệt đây lại là những ngày cuối cùng của năm 2021 đầy sóng gió. Chỉ còn chục ngày nữa thôi là chúng ta kết thúc năm 2021 và đón năm mới 2022 rồi, mình viết chuỗi bài này cũng mong được chia sẻ và lan toả kiến thức tới tất cả mọi người, đặc biệt là trong CPH.
Ở bài số 2 phần 1 này, chủ đề của chúng ta là Mindset Chọn Sản Phẩm để làm One Product Store
Đi từ nhu cầu:
Như đã được nhắc lại nhiều lần trong các bài viết trước, phong cách của mình khi sử dụng Google Search Ads là đi từ nhu cầu của thị trường. Trên phương diện quảng cáo thì chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Tệp từ khoá
- Volume từ khoá
- Khoảng giá thầu
Tệp từ khoá
Là tập hợp của tất cả các từ khoá mà mình có thể dùng để target vào nhóm khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm này. Thông thường các từ khóa này là từ khoá dài – longtail keywords. Một số dạng từ khoá dài phổ biến mà có thể khai thác được:
- keyword lớn + đặc tính
Ví dụ: bình giữ nhiệt giá rẻ, bình giữ nhiệt ở hà nội, nơi mua bình giữ nhiệt… Phần đặc tính ở đây các bạn cứ hiểu là “ý định” của khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm. Khách hàng ở Hà Nội và muốn mua bình giữ nhiệt, khách hàng muốn mua bình giữ nhiệt giá rẻ, khách hàng muốn mua bình giữ nhiệt 200ml màu đen…
- brand name + keyword
Ví dụ: bình giữ nhiệt lock&lock, lock&lock 250ml, bình giữ nhiệt lock&lock màu đen… Tương tự phần trên, chỉ khác là có thêm brandname ở đây, từ khóa này có tính định vị cực kỳ mạnh, vì nó đã gắn tới 1 thương hiệu cụ thể. Chính vì thế nên chất lượng của từ khoá này cực cao, vì họ đã yêu thích brand rồi, sẽ rất khác so với sản phẩm không có tên tuổi.
2 dạng lớn của longtail này có thể hoạt động độc lập, và mix với nhau. Việc cần làm của mình là dùng các công cụ thống kê và đề xuất để tìm được tệp ngon nhất có thể và thu thập lại.
Volume từ khoá
Sau khi đã có được tệp từ khoá rồi, thì điều cần quan tâm nữa là volume của từng từ khoá dài này. Thông thường mình sẽ chọn các sản phẩm có volume của từ khóa dài là 100-1k, và cân nhắc với 1k-10k. Trên 10k thì mình sẽ kiểm tra các đối thủ rồi mới quyết định, nếu ăn ở tích đức tốt, các bạn vẫn có thể tìm kiếm được các từ khoá dài có volume lớn nhưng lại rất ít đối thủ, trúng được từ khoá này thì coi như vớ mỏ vàng rồi hehe.
Khoảng giá thầu
Một số từ khoá sẽ được Google Keywords Planner hiển thị khoảng giá thầu, là khoảng giá mà đang được các nhà quảng cáo đấu thầu cho từ khoá ấy. Mình thường không quá quan tâm đến điểm chặn trên – giá thầu cao nhất, mà mình nhìn vào điểm chặn dưới – giá thầu thấp nhất. Theo kinh nghiệm của mình, và cả được Account Manager của Google xác nhận thì bạn chỉ cần đấu thầu cao hơn so với mức giá trung bình, hoặc giá sàn của từ khoá là bạn sẽ được hiển thị quảng cáo và có click.
Ví dụ: với 1 từ khoá có volume 100-1k, khoảng giá thầu từ 0.12 tớ 0.60; mình đánh giá từ khoá này tiềm năng, và mức cpc không quá cao, mình sẽ dùng từ khoá này và đặt max click 0.25-0.3.
Về việc đặt giá thầu thì để đặt được giá tốt cần có thời gian quan sát chiến dịch, và liên tục đặt giả định để đưa ra giá thầu hợp lý, và phải hiểu được bản chất của việc đặt giá đấy có nghĩa như nào. Sâu hơn về phần này sẽ được breakdown trong phần thực hành.
PS: bài viết có thể sẽ được cập nhật thêm vì thực tế mình vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phương pháp này.
Chúc các bạn giáng sinh an lành